Tác động Hoa tre

Hiện tượng tre ra hoa hàng loạt để lại những hậu quả kinh tế và sinh thái trực tiếp. Ví dụ, hậu quả lớn xảy ra khi hoa và quả của Melocanna bambusoides cứ sau 30-35 [7] quanh Vịnh Bengal. Tre chết hết sau khi đậu quả có nghĩa là người dân địa phương mất vật liệu xây dựng, và số lượng lớn hạt tre dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng quần thể động vật gặm nhấm. Khi số lượng loài gặm nhấm tăng lên, chúng ăn tất cả thực phẩm có sẵn, như tàn phá các cánh đồng ngũ cốc và kho lương thực, đôi khi dẫn đến nạn đói.[8] Những loài vật này như chuột cũng có thể mang các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như sốt phát ban, thương hànbệnh dịch hạch, thậm chí bùng phát dịch bệnh lớn khi số lượng tăng lên.[2][3] Mối liên hệ giữa quần thể chuột và hoa tre đã được kiểm chứng trong tài liệu Nova về dịch chuột năm 2009.

Cả một khu vực tre rộng lớn tàn lụi gây áp lực lên những động vật phụ thuộc vào tre làm nguồn thức ăn, chẳng hạn như gấu trúc khổng lồ hiện đang nằm trong danh sách cần được bảo tồn.[9]

Sự ra hoa tạo ra một lượng lớn hạt giống, cơ hội phát sinh nhiều dị biến. Như vậy, có thể tạo ra một quần thể mới giống hệt với thế hệ trước, hoặc cũng có thể tạo ra các giống mới với các đặc điểm hình thái khác nhau, chẳng hạn như có hoặc không có dải hay thay đổi màu sắc của các đốt.

Một số loài tre lại không kết hạt sau khi ra hoa, ví dụ phổ biến như Bambusa Vulgaris, Bambusa balcooa và Dendrocalamus stockii.[10]